Cơ thể phụ nữ sau sinh, đặc biệt là vùng kín của các mẹ sinh thường cần rất nhiều thời gian để hồi phục, lấy lại “phong độ” như ban đầu. Vậy mẹ đã biết cách chăm sóc vùng kín sau sinh hay chưa?
Một số thay đổi của vùng kín sau sinh mẹ nên biết
Sau khi sinh, âm đạo của bạn có thể sẽ bị rách khi đầu của em bé chèn ép. Trên thực tế, 95% những người lần đầu làm mẹ sẽ bị rách tầng sinh môn. Bạn có thể cần phải khâu và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết rách. Quá trình hồi phục có thể sẽ mất từ vài tuần đến vài tháng. Các hoạt động như ho, hắt hơi và đi tiêu có thể sẽ gây khó chịu.
Khô âm đạo sau sinh
Thông thường âm đạo được giữ ẩm và khỏe mạnh là nhờ sự tiết ra chất dịch nhầy ở cửa tử cung nhờ hormon Estrogen. Chất dịch này có tác dụng làm bôi trơn âm đạo giữ cho âm đạo không bị khô. Giúp bảo vệ các mô âm đạo khỏi bị tổn thương và tránh nhiễm trùng trong quá trình sinh hoạt vợ chồng.
Sau khi sinh, đa phần hàm lượng hormon Estrogen ở nhiều chị em giảm xuống nhiều. Dấu hiệu chung của bệnh là chất dịch nhờn ở âm đạo ít. Trong quá trình quan hệ có cảm giác nóng rát đau và khó quan hệ. Điều này gây ảnh hưởng đến đời sống thường ngày.
Sau sinh vùng kín bị thâm đen
Vùng kín thâm đen là tình trạng khá phổ biến ở chị em sau sinh. Nguyên nhân cũng là do sự thay đổi nội tiết thất thường trong thân thể. Nhiều chị em cảm thấy mất tự tin khi vùng kín sau sinh của mình thâm đen. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và đời sống hằng ngày.
Vùng kín bị giãn rộng sau khi sinh
Nhiều chị em cảm thấy tự tin, ngại gần gũi với chồng bởi vùng kín bị “già nua” chảy xệ, giãn rộng. Thay đổi màu sắc,…không được se khít, hồng hào như trước.
Nguyên nhân khiến vùng kín bị “xuống cấp” là khi mang thai. Sinh đẻ, em bé chào đời sẽ chui qua cổ tử cung, qua đường âm đạo nên khiến vùng kín không còn đẹp như trước. Thậm chí, mẹ sinh thường, còn phải rạch tầng sinh môn nếu như âm đạo chưa đủ rộng để em bé có thể ra ngoài.
Sau khi sinh vùng kín sẽ bị “nặng mùi” hơn
Vùng kín có mùi sau sinh sẽ gây khó chịu đối với chị em, cảm giác tự ti rất nhiều. Chuyện gần gũi chồng cũng không được tự nhiên. Đó là sự thay đổi hormone nội tiết tố, để vùng kín không còn hiện tượng có mùi lạ nữa chị em phải làm sạch vùng kín sau khi sinh đúng cách. Xông hơi cả vùng kín và cơ thể tuần 2 – 3 lần để cơ thể nhẹ nhàng, thơm tho hơn.
Mẹ sẽ bị són tiểu
Mẹ đừng quá hoảng hốt khi mẹ có vẻ tiểu tiện không kiểm soát sau sinh. Mẹ có thể bị són tiểu trong quá trình bài tiết, nâng vật nặng, hắt hơi hoặc thậm chí ho. Đây là tình trạng thường gặp sau sinh nên Mẹ không cần lo lắng nhiều nhé.
Cách chăm sóc vùng kín sau sinh
Chăm sóc vùng kín sau sinh mổ cần phải được thực hiện mỗi ngày. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tiến hành tại nhà. Những mẹo hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi chăm sóc vùng kín sau khi sinh mổ như thế nào?
Vệ sinh đúng cách
Chăm sóc cửa mình sau sinh luôn sạch sẽ, chống nhiễm trùng là điều cực kỳ cần thiết sau khi bị rạch tầng sinh môn. Rửa nhẹ nhàng vùng kín với nước ấm pha chút muối rồi sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch ít nhất 3 lần/ngày.
Cách rửa cũng rất quan trọng để tránh bị nhiễm trùng. Trước tiên là rửa âm hộ và hai âm môi, sau đó mới đến hậu môn. Không nên rửa từ hậu môn rồi mới đến âm hộ để tránh đưa những chất bẩn từ hậu môn sang âm hộ. Trong vòng 6-8 tuần sau khi sinh cần tránh không sinh hoạt vợ chồng.
Kiêng cữ sinh hoạt vợ chồng trong những tuần đầu tiên
Đây không phải là mối quan tâm của nhiều phụ nữ sau sinh. Nhưng chị em cũng cần biết rõ để đảm bảo cho vùng kín đủ sẵn sàng và giải thích cho bạn đời của mình. Khuyến cáo chung là chờ ít nhất 6 tuần sau sinh thì mới có thể “yêu” trở lại.
Vì lý do cần tránh nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cho âm đạo, và để những vết khâu có thể phục hồi. Sau 6 tuần, chị em có thể tùy cơ địa và nhu cầu bản thân mà quyết định thời điểm bắt đầu chuyện gối chăn trở lại.
Thay băng vệ sinh thường xuyên
Khi sản dịch chảy ra, mẹ cần lưu ý cứ sau 4 giờ nên thay băng vệ sinh để vùng kín luôn được khô ráo. Và đặc biệt, nên lựa chọn các loại băng dễ thấm hút, không dùng loại có mùi thơm và khi vệ sinh nên sử dụng nước ấm.
Thời gian này, mẹ cũng không được tự ý rửa âm đạo. Để vết thương vùng tầng sinh môn mau lành, Mẹ nên chọn mặc loại quần áo thoáng mát, rộng rãi, đặc biệt quần lót phải là loại thật thoáng, sạch.
Tránh mặc quần quá chật
Sau khi sinh, Mẹ nên ưu tiên những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Chúng không chỉ giúp Mẹ cảm thấy dễ chịu, mà còn hạn chế những tiếp xúc không cần thiết giữa quần áo và “vết thương”. Đặc biệt, tránh mặc quần lót quá chật, bó sát vào người.
Lựa chọn dung dịch vệ sinh cẩn thận
Việc sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ khá cần thiết khi chăm sóc vùng kín sau sinh mổ. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng dung dịch này và phải biết cách chọn loại nào an toàn, không chứa tác dụng phụ.
Sau khi sinh, vùng kín trở nên nhạy cảm hơn. Chị em phụ nữ nên lựa chọn các loại dung dịch có nguồn gốc từ tự nhiên với các thành phần chiết xuất trà xanh, dầu không hay hoa cúc… Các thành phần này rất lành tính, an toàn và bảo vệ vùng kín cho chị em phụ nữ.
Bổ sung chất xơ, uống nhiều nước
Chắc mẹ sẽ ngạc nhiên vì ăn uống thì liên quan gì đến chăm sóc vùng kín sau sinh. Thật ra, chăm sóc vết rạch tầng sinh môn cũng là một phần quan trọng trong chăm sóc vùng kín sau sinh thường. Nếu mẹ bị táo bón, rặn nhiều sẽ gây bục chỉ vết may tầng sinh môn, khiến vết thương lâu hồi phục. Vì vậy, mẹ cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để nhuận trường, không gặp khó khăn khi đi ngoài.
Việc hiểu và biết cách chăm sóc âm đạo là vô cùng quan trọng. Điều đó có thể giúp bạn tránh những tổn thương và làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Trong trường hợp tình trạng của âm đạo trở nên tồi tệ và vượt ngoài tầm kiểm soát. Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.