Ra nhiều cục máu đông trong những ngày “rớt dâu” là tình trạng phổ biến nhiều chị em gặp phải. Thế nhưng, ít ai biết được cục máu đông hình thành là do nguyên nhân nào, nó ảnh hưởng ra sao tới sức khỏe của phụ nữ. Hãy đọc ngay bài viết sau để biết máu kinh vón cục có nguy hiểm đến sức khỏe hay không nhé.
Mục lục
Cục máu đông trong kinh nguyệt có phải là vấn đề đáng lo?
Có thể bạn sẽ rất thắc mắc khi thấy cục máu đông xuất hiện trong những “ngày đèn đỏ” và tự hỏi rằng liệu cơ thể có đang gặp vấn đề không. Thế nhưng trong hầu hết các trường hợp, cục máu đông là một phần tự nhiên của kinh nguyệt.
Cục máu đông trong kinh nguyệt là một phần tự nhiên của cơ chế bảo vệ cơ thể. Kết cấu đặc, giống như thạch của chúng giúp ngăn máu kinh nguyệt thoát ra quá nhiều. Đây là chức năng đông máu tương tự với những nơi khác trong cơ thể khi xuất hiện các tổn thương mô, chẳng hạn như vết cắt hoặc vết rách.
Cục máu đông thường xuất hiện khi lượng kinh nguyệt ra nhiều, nhất là trong 2 ngày “đèn đỏ” đầu tiên.
Các cục máu đông trong kinh nguyệt có thể có màu đỏ tươi hoặc đậm dần. Nhiều cục máu đông lớn hơn có thể có màu đen. Máu kinh nguyệt có xu hướng sẫm màu hơn và nâu hơn về cuối mỗi kỳ.
Nguyên nhân khiến máu kinh vón cục
Cục máu trong kỳ kinh thường xuất hiện trong những ngày đầu chu kỳ. Theo các chuyên gia, kinh nguyệt ra máu cục là hiện tượng hết sức bình thường. Dòng chảy kinh thay đổi theo từng ngày, phụ thuộc vào quá trình bong tróc của lớp niêm mạc tử cung. Do đó, có ngày máu sẽ ra rất nhiều, có ngày sẽ rất ít. Máu đóng cục trong kỳ kinh là một tình trạng điển hình khi tốc độ và thể tích dòng chảy kinh tăng lên.
Nguyên nhân khiến máu kinh vón cục là do quá trình đông máu. Trong những ngày đèn đỏ, cơ thể sẽ tạo ra chất chống đông, ngăn ngừa máu đóng cục. Tuy nhiên, do lượng máu quá nhiều nên các chất này không có đủ thời gian để làm việc, hình thành cục máu đông khiến kinh nguyệt ra máu đông.
Kinh nguyệt ra máu đông – Dấu hiệu máu kinh vón cục ra nhiều
Chúng ta thường chảy máu nhiều trong những ngày đầu của kỳ kinh. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay:
- Kỳ kinh của bạn kéo dài từ 8–10 ngày mỗi tháng
- Chu kỳ đèn đỏ gây khó khăn cho bạn trong cuộc sống hàng ngày, như đi làm hay tham gia các hoạt động xã hội
- Bạn bị xanh xao do thiếu máu
- Thường xuyên xuất hiện tình trạng máu kinh vón cục ra nhiều
- Bạn thường hay ra máu âm đạo dù kỳ kinh chưa đến
Lượng máu kinh ra nhiều ở phụ nữ trẻ thường do sự mất cân bằng hormone tạm thời. Tuy nhiên, theo thời gian, tình trạng này sẽ dần ổn định.
Kinh nguyệt ra máu đông khi nào là bình thường, khi nào là bất thường?
Cục máu đông trong kinh nguyệt được xem là bình thường và không gây ảnh hưởng đến cơ thể nếu chúng có các đặc điểm sau:
- Có kích thước nhỏ
- Chỉ thỉnh thoảng xảy ra, thường vào đầu chu kỳ kinh nguyệt của bạn
- Có màu đỏ tươi hoặc sẫm
Các cục máu đông bất thường có kích thước lớn hơn 1/4 và xảy ra thường xuyên hơn, trong hầu hết các chu kỳ. Điều này có thể báo hiệu cho tình trạng sức khỏe bất ổn. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn bị kinh nguyệt ra nhiều hoặc bạn có cục máu đông lớn. Tình trạng kinh nguyệt ra nhiều sẽ khiến bạn phải thay băng vệ sinh hoặc tắm bồn sau mỗi 1-2 giờ.
Phải làm sao khi bị ra cục máu đông giữa kỳ kinh?
Rất nhiều phụ nữ vô cùng lo lắng khi xuất hiện tình trạng ra cục máu đông giữa kỳ kinh. Trong trường hợp, tình trạng này là tác dụng phụ của thuốc tránh thai và lượng máu ít, bạn không cần phải quá lo lắng. Sau một thời gian, tình trạng này sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, nếu nó là do bệnh lý gây ra hoặc tình trạng bất thường của sản dịch thì bạn không nên chủ quan mà hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt. Khi đến cơ sở y tế, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để có thể đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Từ đó, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị theo nguyên nhân.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đỡ lo lắng hơn khi thấy máu kinh vón cục. Hiện tượng này tuy không đáng ngại, nhưng nếu thấy kinh nguyệt ra máu cục quá nhiều hoặc cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu sức sống, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra nhé.