Ngứa rát bên ngoài vùng kín là triệu chứng thường gặp ở nữ giới nhưng lại thường bị chị em chủ quan bỏ qua mà không biết rằng, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh phụ khoa nào đó. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng ngứa phụ khoa, cách điều trị tình trạng này như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mục lục
Những nguyên nhân gây ngứa rát bên ngoài vùng kín
Vùng kín vốn là bộ phận nhạy cảm của phái nữ, làn da khá mỏng manh. Cấu trúc ẩm ướt, sâu nên dễ bị vi khuẩn, nấm men tấn công gây viêm nhiễm, ngứa rát bên ngoài vùng kín. Chị em cần biết nguyên nhân gây ngứa vùng kín bên ngoài của bản thân để có biện pháp khắc phục sớm.
Ngứa do đồ lót không phù hợp
Không nên mặc đồ lót quá chật, không dùng xà phòng thơm cọ xát vùng kín, không thụt rửa, không xịt nước hoa vào vùng kín. Các bác sĩ Sản phụ khoa khuyến cáo nên mặc đồ lót vải cotton, thông thoáng, dễ thấm.
Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Nguyên nhân ngứa ngoài vùng kín thường gặp đó là do thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách. Bên cạnh việc vệ sinh kém khi đến kỳ kinh nguyệt, không vệ sinh sau khi quan hệ tình dục thì vẫn có nhiều người nghĩ rằng. Vệ sinh càng nhiều, càng kỹ càng sạch nên đã rửa liên tục 3-4 lần/ ngày, thụt rửa âm đạo quá sâu. Nhưng không phải thế. Trong “cô bé” luôn tồn tại cả lợi khuẩn và hại khuẩn, hai loại sinh vật này cân bằng thì âm đạo khỏe mạnh. Ngược lại, nếu ta vệ sinh qua loa hoặc kỹ quá cũng khiến vi khuẩn xấu bùng phát, gây ngứa rát bên ngoài vùng kín.
Ngứa do thay đổi hormone
Nếu bạn đang ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh thì sẽ có sự thay đổi nội tiết. Sự sụt giảm nội tiết sẽ làm mỏng niêm mạc âm đạo gây khô, rát, ngứa…
Khi đó, người bệnh cần đi khám và tư vấn bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị theo những nguyên nhân khác nhau… Nên sử dụng thuốc uống và kem bôi tại chỗ có chứa oestrogen.
Ngứa do một số bệnh lý Phụ khoa
Ngứa vùng kín là triệu chứng thường gặp khi chị em mắc bệnh phụ khoa nào đó. Một số bệnh có thể gây ngứa:
- Viêm âm đạo: Ngoài triệu chứng ngứa âm đạo, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau như: khí hư màu trắng, màu bã đậu, hoặc khí hư loãng và có mùi hôi tanh, đau rát khi quan hệ…
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung: 2 bệnh phụ khoa này thường có triệu chứng điển hình là ngứa âm đạo, đau và ra máu khi quan hệ, rối loạn kinh nguyệt…
- Mụn rộp sinh dục (herpes): Ngoài triệu chứng ngứa ngáy bên trong và vùng môi lớn, môi nhỏ âm hộ, còn xuất hiện những nốt mụn, u nhú xung quanh âm hộ và trong âm đạo.
- Bệnh xã hội: Một số bệnh xã hội (sùi mào gà),bệnh lây qua đường tình dục sẽ gây ngứa vùng kín.
Ngoài ra, một số bệnh ngoài da như lang ben, hắc lào, nấm… cũng là nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ.
Ngứa rát ngoài vùng kín, làm sao để hết?
Để khắc phục tình trạng ngứa rát bên ngoài vùng kín nhanh chóng và hiệu quả nhất, chị em nên đi thăm khám chuyên khoa, tìm đúng nguyên nhân. Sau khi đã rõ nguyên nhân gây ngứa, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, nếu do bệnh lý thì điều trị bệnh, có thể kết hợp thuốc bôi trị ngứa vùng kín.
Không gãi
Khi gãi, bệnh sẽ không đỡ mà càng lan rộng hơn. Những vết gãi do ngứa này sẽ còn nguy hiểm hơn nếu chúng phát triển thành bệnh viêm nhiễm.
Giữ vùng kín luôn khô thoáng
Nên mặc những loại quần thoáng, thấm nước và khô ráo để vùng này không ẩm ướt. Tránh mặc quần chật, bó và phải thay quần lót thường xuyên.
Quan hệ tình dục an toàn
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.
Chọn dung dịch vệ sinh an toàn lành tính
Nên chọn dung dịch vệ sinh vùng kín có độ pH=4-6 cân bằng môi trường âm đạo, giúp giảm, tránh viêm nhiễm nấm ngứa. Loại dung dịch này nên chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như trà xanh, mít, bạc hà cùng công nghệ nano bạc để kháng khuẩn tốt nhất và loại bỏ mùi hôi khó chịu.
Đi khám bác sĩ
Người bệnh không nên nên tự mua thuốc về rửa, thụt, bơm mà không biết loại nào phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Điều này sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng về sau. Hãy đi khám Phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Chị em không nên chủ quan, nếu ngứa vùng kín kéo dài, cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị sớm. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống, thuốc bôi hay thụt rửa vùng kín.