Rối loạn kinh nguyệt là nỗi phiền toái lớn đối với không ít chị em phụ nữ trong cuộc sống thường nhật. Nó chẳng những ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe mà còn có liên quan trực tiếp tới khả năng sinh sản của họ sau này. Vậy thế nào là kinh nguyệt không đều?
Mục lục
Như thế nào được coi là kinh nguyệt không đều?
Nếu kinh nguyệt của bạn không theo một chu kỳ nhất định, có thể đến sớm, đến muộn hoặc thậm chí là vô kinh thì đó là kinh nguyệt không đều.
Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt không đều
Các biểu hiện của kinh nguyệt không đều rất dễ nhận biết. Bạn có thể tự “khám” và xác định những dấu hiệu kinh nguyệt không đều dựa vào một số yếu tố dưới đây:
- Màu sắc: Máu kinh bình thường có màu đỏ hơi sậm. Nếu máu kinh của bạn có màu đen kèm theo các cục máu đông thì khả năng bạn đang gặp vấn đề với kinh nguyệt không đều do máu huyết lưu thông kém.
- Triệu chứng: Có dấu hiệu đau bụng, đau lưng, tụt huyết áp, buồn nôn, mệt mỏi trong những ngày hành kinh.
- Lượng máu: Lượng máu ra quá ít (chưa đến 30 ml) hoặc quá nhiều (hơn 80 ml) đều là biểu hiện của kinh nguyệt không đều.
- Chu kỳ kinh nguyệt: Chu kỳ của bạn ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày.
Nguyên nhân kinh nguyệt không đều
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra rối loạn kinh nguyệt, chị em nhớ lưu tâm nhé!
Ảnh hưởng bởi nội tiết tố
Nhắc đến nội tiết tố chắc chắn không thể không nhắc đến estrogen và progesterone. Chúng có chức năng điều phối hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt. Do vậy, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều cần phải kể đến chính là do mất cân bằng nội tiết tố.
Hiện tượng này xảy ra do lượng hormone trong máu có sự thay đổi. Nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến cho nhan sắc phái đẹp bị suy giảm mà còn là tác nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt.
Do quá trình dậy thì
Các bạn nữ đang trong độ tuổi dậy thì thường rất dễ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Bởi lẽ, ở thời điểm này, cơ thể vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi, hormone sinh dục cũng chưa ổn định. Điều này gây ra những rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Thường bắt đầu ở tuổi 40 hoặc có thể sớm hơn. Lượng estrogen dao động trong thời gian này có thể làm cho chu kỳ kinh dài hơn hoặc ngắn hơn.
U xơ tử cung
U xơ là những khối u cơ phát triển trong thành tử cung. U xơ có thể khiến kinh nguyệt ra rất nhiều, gây đau và gây thiếu máu.
Lạc nội mạc tử cung
Tỷ lệ lạc nội mạc tử cung gặp ở 1/10 số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng dữ dội khi có kinh, khiến kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu và chảy máu giữa các kỳ kinh.
Stress
Stress tác động vào vùng não điều khiển các hormon tuyến yên khiến cho quá trình tiết dịch và rụng trứng không ổn định, gây tình trạng kinh nguyệt không đều. Kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường khi hết stress.
Khắc phục rối loạn kinh nguyệt như thế nào?
Sau khi nắm được các dấu hiệu và nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều, bạn có thể phần nào tự kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản của mình. Chúng tôi đưa ra một số lời khuyên cho bạn như sau:
Thay đổi thực đơn hàng ngày
Nên tạo cho mình một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các loại vitamin và các khoáng chất thiết yếu, bổ sung rau củ quả và nên ăn đa dạng các loại thực phẩm.
Tăng cường tập luyện thể dục
Tập thể dục hàng ngày phù hợp với bản thân, không tập luyện quá sức giúp cho chị em có một hệ tuần hoàn và trao đổi chất tốt giúp loại bỏ những rối loạn nội tiết.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích
Rất nhiều chất kích thích gây ảnh hưởng tiêu cực đối với chu kỳ kinh nguyệt, ví dụ điển hình có thể kể đến là caffeine. Phụ nữ tiêu thụ caffeine có nhiều khả năng bị suy giảm kinh nguyệt. Nguyên do là caffeine làm giảm lưu lượng máu đến tử cung, dẫn đến sự thay đổi bất thường của chu kỳ kinh nguyệt.
Một chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn, không có điều gì bất thường là một trong những tiêu chí phản ánh tình trạng sức khỏe của một người phụ nữ. Do đó, chị em hãy chủ động tìm hiểu vấn đề, duy trì lối sống lành mạnh và lập kế hoạch đi khám phụ khoa định kỳ để kiểm soát bệnh tật tốt nhất.