Trẻ em có bị ung thư cổ tử cung không?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên thế giới ở giai đoạn 50-55 tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Vậy trẻ em có bị ung thư cổ tử cung không?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh có tỷ lệ mắc cao hàng đầu ở phụ nữ, sau ung thư vú. Ung thư cổ tử cung đang dần trẻ hóa do tuổi quan hệ tình dục sớm hơn trước. Nhưng nếu trẻ em chưa quan hệ tình dục thì như thế nào? Trẻ em có bị ung thư cổ tử cung không?

Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung

Hầu hết tất cả các trường hợp nguyên nhân ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra thông qua quan hệ tình dục.

Có hơn 100 loại virus HPV, nhưng hầu hết đều vô hại. Thực tế, hầu hết mọi người đều nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó trong đời. Một số loại HPV có thể không gây triệu chứng gì cả, một số có thể gây ra mụn cóc sinh dục và một số có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Hai chủng virus HPV (HPV 16 và HPV 18) chiếm 70% tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung. Hai loại virus HPV này không gây ra bất kì triệu chứng nào nên bạn không thể biết mình có đang bị nhiễm virus hay không.

Bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện virus HPV thông qua xét nghiệm Pap, đây là lý do tại sao xét nghiệm Pap rất quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm Pap có thể xác định các tế bào bất thường trước khi chúng trở thành ung thư. Nếu bác sĩ chữa lành  hoặc cắt bỏ các tế bào bị tổn thương, bạn sẽ thoát khỏi bệnh ung thư.

Hình ảnh ung thư cổ tử cung

Trẻ em có bị ung thư cổ tử cung không?

Ung thư cổ tử cung thường xảy ra với phụ nữ ở độ tuổi 40-60, nhưng thường gặp nhất với những người 50-55 tuổi. Tuy vậy, mầm mống gây bệnh là virus HPV có thể đã âm thầm tồn tại trong cơ thể từ hàng chục năm trước đó. Một số quốc gia ghi nhận căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa, do độ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục của bé gái có sớm hơn 10 năm trước, dẫn đến nguy cơ nhiễm HPV và ung thư ở tuổi đời còn rất trẻ.

Do vậy, ung thư cổ tử cung có xu hướng trẻ hoá nhưng với câu hỏi “Trẻ em có bị ung thư cổ tử cung không?” thì trường hợp này rất hiếm.

Trẻ em có bị ung thư cổ tử cung không?

Tại sao chưa quan hệ vẫn mắc ung thư vùng kín

Việc một bộ phận giới trẻ hiện nay “vào đời” quá sớm, quan hệ bừa bãi khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao hơn. Tuy nhiên,  trường hợp trẻ em không có mối liên hệ với việc quan hệ tình dục thì vấn đề là do bị viêm nhiễm vùng kín. Nhiều bệnh nhân đến khám và được kết luận bị bệnh lý lộ tuyến với các biểu hiện như ra nhiều khí hư, chảy máu phần phụ, đau rát… Lộ tuyến là tổn thương lành tính và chữa khỏi nhờ đốt điện nhưng trong nhiều trường hợp, đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư cổ tử cung.

Việc chủ quan không khám phụ khoa đã khiến những dấu hiệu ung thư cổ tử cung bất thường bị bỏ qua. Người bệnh không được chữa trị ở giai đoạn sớm. Ung thư phụ khoa hay các bệnh phụ khoa khác có thể gặp ở bất kỳ phụ nữ nào, bất kể việc đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục hay chưa.

Ngoài nguyên nhân quan hệ nhiều, có nhiều bạn tình, ung thư cổ tử cung còn có thể gặp ở những người sinh đẻ nhiều lần, phụ nữ hút thuốc lá, dùng thuốc ức chế, giảm miễn dịch…

Bệnh thường không có triệu chứng cụ thể và rõ ràng ban đầu nên rất khó phát hiện hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm khác. Do đó, khi phát hiện chính xác, bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng và việc điều trị gặp khó khăn hơn, xác suất khỏi bệnh không cao.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm khác

Cách phòng ung thư cổ tử cung sớm

Theo các chuyên gia, nhiễm một hoặc nhiều type Human Papillomavirus (HPV) nguy cơ cao đã được khẳng định là nguyên nhân tiên phát của ung thư cổ tử cung. HPV là tác nhân truyền qua đường tình dục. Nguy cơ nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời của người phụ nữ là khoảng 80%, với tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra trong độ tuổi 20-30, có thể lên đến 20-25% trong quần thể. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở Việt Nam liên quan chặt chẽ với tỷ lệ nhiễm HPV.

Để phòng và giảm nguy cơ mắc bệnh, phụ nữ cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin ngừa HPV trong vòng 6 tháng. Nữ giới trong độ tuổi 9-26 tuổi, chưa hoặc đã có quan hệ tình dục đều có thể tiêm ngừa.

Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ cũng cần trang bị kiến thức cho mình về việc phòng ngừa, chẩn đoán phát hiện sớm căn bệnh ung thư phụ khoa. Đi khám tầm soát định kỳ, chích ngừa HPV, đi khám ngay khi có các triệu chứng báo động… để tự bảo vệ mình khỏi căn bệnh quái ác này.

Phụ huynh khi vẫn còn chưa biết “Trẻ em có bị ung thư cổ tử cung không?”, nếu thấy con em có những dấu hiệu như kinh nguyệt bất thường, rong kinh hoặc rong huyết, đau bụng, tiêu tiểu khó khăn, mệt mỏi, sụt cân, bụng to dần… thì phải đi khám để tìm ra ngay nguyên nhân nhằm xử lý và điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *