Viêm âm đạo là tình trạng không hiếm gặp ở nữ giới nhưng có thể dẫn đến khí hư, ngứa và đau. Cũng được xem là một trong những căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ. Theo các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, hầu hết tất cả các chị em phụ nữ đều bị viêm âm đạo ít nhất một lần trong cuộc đời.
Mục lục
1. Viêm âm đạo là gì?
Hiện tượng viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại âm đạo của nữ giới. Bệnh được hình thành bởi hệ vi khuẩn có lợi trong âm đạo bị mất cân bằng dẫn đến các sinh vật có hại phát triển quá mức. Những người mắc viêm âm đạo thường có cảm giác ngứa ngáy hoặc có thể là đau rát ở vùng kín.
Theo thống kê cho thấy rằng tỷ lệ nữ giới mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa trong mấy năm trở lại đây chiếm trên 65%. Trong đó chủ yếu là các bệnh về viêm âm đạo, viêm âm hộ – con số đáng báo động cho thấy tỷ lệ gia tăng căn bệnh này. Bệnh viêm âm đạo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là nữ giới trong độ tuổi sinh sản và người thường xuyên quan hệ tình dục. Căn bệnh này sẽ được điều trị dứt điểm nếu người bệnh được thăm khám sớm. Vậy nên lời khuyên của bác sĩ dành cho nữ giới là cần thăm khám phụ khoa định kỳ, thăm khám ngay khi có triệu chứng của bệnh. Đây là cách tốt nhất để phòng tránh và khắc phục sớm các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo.
2. Nguyên nhân gây viêm âm đạo:
Sự mất cân bằng trong hệ nấm men và vi khuẩn sống trong âm đạo là nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo. Tình trạng này làm cho lớp niêm mạc của âm đạo bị viêm nhiễm. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự cân bằng vốn có của âm đạo:
– Viêm âm đạo do vi khuẩn: Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm âm đạo là do sự thay đổi của vi khuẩn bình thường được tìm thấy trong âm đạo của bạn, đến sự phát triển quá mức của một trong một số sinh vật khác. Thông thường, vi khuẩn thường được tìm thấy trong âm đạo (lactobacilli) nhiều hơn các vi khuẩn khác (anaerobes) trong âm đạo của bạn. Nếu vi khuẩn kỵ khí trở nên quá nhiều, chúng làm đảo lộn sự cân bằng, gây ra viêm âm đạo do vi khuẩn. Loại viêm âm đạo này dường như có liên quan đến quan hệ tình dục.
– Nhiễm trùng nấm men: Điều này xảy ra khi có sự phát triển quá mức của một sinh vật nấm – thường là C. albicans – trong âm đạo của bạn. C. albicans cũng gây nhiễm trùng ở các khu vực ẩm ướt khác trên cơ thể bạn, chẳng hạn như trong miệng (tưa miệng), nếp gấp da và giường móng tay. Nấm cũng có thể gây hăm tã.
– Trichomonas: Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến này được gây ra bởi một loại ký sinh trùng đơn bào có tên là Trichomonas vagis. Sinh vật này lây lan trong quá trình quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng.Ở nam giới, sinh vật thường nhiễm vào đường tiết niệu, nhưng thường nó không gây ra triệu chứng. Ở phụ nữ, nhiễm trichomonas thường lây nhiễm vào âm đạo và có thể gây ra các triệu chứng. Nó cũng làm tăng nguy cơ phụ nữ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
– Viêm âm đạo không nhiễm trùng: Thuốc xịt âm đạo, thụt rửa, xà phòng thơm, chất tẩy rửa có mùi thơm và các sản phẩm diệt tinh trùng có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc kích thích các mô âm hộ và âm đạo. Các vật lạ, như giấy lụa hoặc tampon bị lãng quên, trong âm đạo cũng có thể gây kích ứng các mô âm đạo.
– Hội chứng sinh dục mãn kinh (teo âm đạo): Giảm nồng độ estrogen sau khi mãn kinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng của bạn có thể làm cho niêm mạc âm đạo mỏng, đôi khi dẫn đến kích thích âm đạo, nóng rát và khô.
3. Triệu chứng của viêm âm đạo:
Để biết mình có bị viêm âm đạo hay không thì chị em có thể nhận biết thông qua những triệu chứng sau:
– Vùng kín có mùi hôi khó chịu:
Bộ phận sinh dục của nữ giới có mùi hôi khó chịu. Tình trạng càng nặng thì mùi hôi càng thêm rõ ràng, làm cho người bệnh xấu hổ và tự ti khi trong hoàn cảnh đó.
– Cảm giác đau khi quan hệ tình dục:
Là một trong những triệu chứng điển hình của viêm âm đạo. Những người mắc viêm âm đạo thường đau rát trong lúc giao hợp. Bởi những tác nhân viêm nhiễm làm cho âm đạo bị tổn thương. Bởi vậy nữ giới sẽ cảm thấy đau và ngại quan hệ tình dục khi mắc phải căn bệnh này.
– Khí hư bất thường:
Khí hư bình thường là có màu trắng trong như lòng trắng trứng gà, hơi dính và dai. Khí hư thường tiết ra nhiều hơn vào các thời điểm như mang thai, trước và sau chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu không phải trong khoảng thời điểm mà thấy các dấu hiệu thay đổi của khí hư như: khí hư có mùi hôi, khí hư có màu trắng đục, xanh…. thì rất có thể đây là triệu chứng viêm âm đạo.
Các biểu hiện của viêm âm đạo(Ảnh: Internet)
– Âm đạo cảm thấy ngứa ngáy:
Đây chính là dấu hiện phổ biến nhất khi bị viêm âm đạo. Hiện tượng này xảy ra do các tác nhân vi khuẩn, nấm, trùng toi trực tiếp gây ra. Nên khi nữ giới mắc phải hiện tượng này thì hoàn toàn có thể nghi ngờ mắc viêm âm đạo.
– Tiểu rắt, tiểu buốt:
Hiện tượng tiểu rắt, tiểu buốt cũng dễ dàng nhận biết bởi nó gây ra nhiều khó chịu và phiến toái trong cuộc sống. Đường sinh dục và đường tiết niệu liền kề nhau bởi thế âm đạo bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến niệu đạo sẽ làm cho nữ giới bị đau và rát khi đi tiểu.
– Chảy máu âm đạo bất thường:
Đây là hiện tượng cảnh báo mức độ nguy hiểm của việc viêm nhiễm đang ở mức rất nặng. Lúc này, người bệnh cần đến ngay các địa chỉ y tế để thăm khám và điều trị nhanh chóng. Tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với sức khỏe. Ngoài ra, tùy thuộc vào loại viêm nhiễm mà những biểu hiện của viêm âm đạo sẽ không giống nhau. Trong trường hợp viêm âm đạo tiến triển nặng người bệnh còn gặp phải triệu chứng như: sốt, ớn lạnh, sụt cân,…
4. Điều trị viêm âm đạo như thế nào?
Hiện nay có nhiều cách chữa viêm âm đạo phổ biến bao gồm:
– Cách chữa dân gian:
Sử dụng các loại lá trong dân gian có tác dụng trong việc kháng khuẩn, tiêu viêm, hạn chế được những vi khuẩn có hại như: lá trầu không, lá ổi,…
Tuy nhiên, cách chữa viêm âm đạo bằng tự nhiên chỉ là cách hỗ trợ tạm thời chứ không thể điều trị dứt điểm. Muốn chữa trị hiệu quả người bệnh vẫn cần đến sự can thiệp của tây y hiện đại.
– Điều trị bằng thuốc:
Một trong những phương pháp mà các chị em thường áp dụng để chữa viêm âm đạo là sử dụng thuốc. Tuy nhiên sử dụng thuốc cần được thăm khám và kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa, tránh những tác dụng phụ không đáng có.
- Thuốc uống: có thể là thuốc kháng sinh được chỉ định trong những trường hợp viêm âm đạo nặng. Tác dụng của những loại thuốc này là kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn,…
- Thuốc đặt: công dụng hiệu quả cao trong việc kìm hãm nấm ngứa, tiêu diệt các vi khuẩn trùng roi, thuốc đặt âm đạo được áp dụng khá phổ biến. Loại thuốc này được đặt trực tiếp vào âm đạo rất dễ dàng. Tuy nhiên, cần quan hệ tình dục trong thời gian đặt thuốc hoặc khi có triệu chứng bất thường trong quá trình đặt thuốc cần phải dừng lại ngay.
- Chữa viêm âm đạo bằng thuốc chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu khi mà âm đạo chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đặt thuốc âm đạo – phương pháp được nhiều chị em áp dụng điều trị(Ảnh: Internet)
– Chữa bằng ngoại khoa:
Các thủ thuật ngoại khoa được áp dụng đối với các trường hợp sử dụng thuốc nhưng không đem lại hiệu quả. Lúc này các chị em sẽ được chuyển sang điều trị ngoại khoa. Các phương pháp đó là:
- Liệu pháp ozone: trong thời gian ngắn sẽ tiêu diệt hết các loại vi khuẩn như: ecoli, nấm candida,… và một số các loại vi khuẩn khác.
- Kỹ thuật xâm lân tối thiểu: hạn chế được vùng tổn thương, không làm mất độ pH trong môi trường âm đạo, không gây ra tác dụng phụ đối với người bệnh.
5. Lưu ý khi điều trị viêm âm đạo:
Trong quá trình điều trị, để hỗ trợ điều trị bệnh được hiệu quả, các chị em cần lưu ý một số điều sau:
– Luôn đảm bảo vùng kín sạch sẽ và khô thoáng. Tránh mặc quần áo quá bó sát, chất liệu gây kích ứng với da.
– Không tự ý thụt rửa sâu trong âm đạo, tránh việc mất cân bằng độ ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.
– Quan hệ tình dục có sử dụng những biện pháp bảo vệ an toàn.
– Không quan hệ tình dục bừa bãi
– Khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để phát hiện sớm tình trạng viêm nhiễm âm đạo.
Thông qua những chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh viêm âm đạo, các chị em có thể trang bị cho mình những kiến thức để có thể dễ dàng phòng tránh cũng như phát hiện sớm để đi khám chữa kịp thời.