5 biến chứng đa nang buồng trứng không thể coi thường

Buồng trứng đa nang là bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bệnh đe dọa trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan khác. Vậy buồng trứng đa nang gây ra biến chứng gì, nguy hiểm như thế nào?

1. Biến chứng đa nang buồng trứng

Hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe chung của người bệnh. Vậy cụ thể buồng trứng đa nang gây ra biến chứng gì?

Khi bị buồng trứng đa nang, người bệnh có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng như:

1.1. Vô sinh

Đa nang buồng trứng là bệnh có nguyên nhân do rối loạn nội tiết và đây là một trong các nguyên nhân gây vô sinh thường gặp. Trứng của người bệnh sẽ phát dục chậm hoặc dừng phát triển ở giai đoạn chưa chín do lượng testosteron sinh ra trong buồng trứng quá nhiều.

Người bệnh thường bị rối loạn kinh nguyệt, kinh ít,… dẫn đến việc thụ thai gặp khó khăn hoặc không thể thụ thai. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng hiếm muộn, vô sinh.

Không phải tất cả bệnh nhân buồng trứng đa nang đều bị vô sinh, song đây là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn thường gặp. Bệnh kéo dài không được điều trị tốt khiến khả năng sinh con của người phụ nữ càng giảm dần. Nếu điều trị tốt, bệnh nhân vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh.

buồng trứng đa nang gây ra biến chứng gì

Buồng trứng đa nang là nguyên nhân chủ yếu gây vô sinh ở phụ nữ

1.2. Ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Người mắc bệnh thường không có chu kỳ rụng trứng đều đặn nên chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng, có thể nhanh hoặc chậm tùy tháng.

1.3. Béo phì

Có tới trên 30% phụ nữ mắc bệnh đa nang buồng trứng bị béo phì. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa cân nặng và sự phát triển của các triệu chứng đa nang buồng trứng. Việc kiểm soát cân nặng là điều cần thiết giúp cải thiện tiên lượng của bệnh.

1.4. Biến chứng tử cung: Ung thư nội mạc tử cung

Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang có nguy cơ cao hơn tiến triển thành ung thư nội mạc tử cung, đặc biệt khi bệnh nhân thừa cân và bị rối loạn nội tiết tố kéo dài từ trước.

Phụ nữ bị buồng trứng đa nang có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung cao hơn

Phụ nữ bị buồng trứng đa nang có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung cao hơn

Cơ chế gây ra bệnh lý này được giải thích như sau: Hormone estrogen đầu chu kỳ kinh nguyệt sẽ tác động lên lớp nội mạc tử cung, khiến chung dày lên để chuẩn bị sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh về làm tổ. Hết thời gian chờ, khi trứng không được thụ thai, hormone estrogen giảm xuống để lớp niêm mạc tử cung bong ra và đẩy ra ngoài, dẫn đến xuất hiện kinh nguyệt. Nhưng ở phụ nữ bị buồng trứng đa nang, rối loạn hormone estrogen thường gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí là mất kinh.

Vì thế, lớp niêm mạc tử cung phát triển dày theo từng ngày nhưng không bong ra tự nhiên làm tăng nguy cơ hình thành tế bào bất thường, tiến triển thành ung thư nội mạc tử cung.

1.5. Biến chứng khác

Các biến chứng do buồng trứng đa nang có thể gặp phải khác như:

Bệnh tim

Đa nang buồng trứng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do insulin cao dẫn đến tăng cholesterol, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,… Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim.

Tiểu đường tuýp 2

Tình trạng kháng insulin khiến lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2.

Vấn đề về thẩm mỹ

Hội chứng buồng trứng đa nang còn gây ra nhiều vấn đề thẩm mỹ, mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe song gây ảnh hưởng lớn đến sự tự tin và cuộc sống của người bệnh. Cụ thể:

  • Tóc rụng nhiều dẫn đến hói đầu.

  • Lông cơ thể, lông mặt mọc nhiều bất thường.

  • Tăng cân, chủ yếu do mỡ thừa tập trung ở khoảng giữa thân người như bụng, đùi,…

  • Sạm da, khô da, mụn trứng cá,…

Buồng trứng đa nang thường gây ra các vấn đề về da

Buồng trứng đa nang thường gây ra các vấn đề về da

2.Giảm thiểu nguy cơ biến chứng như thế nào?

Bất chấp những nguy cơ gia tăng đối với các biến chứng trong PCOS, tất cả chúng đều có thể phòng ngừa được. Điều đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn có thể làm là thực hiện những thay đổi tích cực lâu dài trong chế độ ăn uống hàng ngày và kế hoạch tập luyện thể dục của mình. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng về khẩu phần ăn. Bạn nên tăng cường thêm hoạt động thể lực hàng tuần để kiểm soát cân nặng.

Thực hiện xét nghiệm máu ít nhất hàng năm sẽ giúp bạn nhận biết các yếu tố nguy cơ của mình. Khám sức khỏe định kì, trao đổi với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ của bạn và những loại thuốc hoặc chất bổ sung nào có thể giúp ngăn ngừa chúng. Chủ động với sức khỏe của bạn là chìa khóa để giành quyền kiểm soát PCOS trước khi nó kiểm soát bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *