Tuổi dậy thì, cùng với sự biến đổi về thể chất. Vấn đề tâm lý cũng trở nên cực kỳ nhạy cảm. Bé gái thường rất lo lắng và xấu hổ lúc ban đầu. Nếu bé không nhận được sự quan tâm và chia sẻ kịp thời của mẹ sẽ dễ dẫn đến việc vệ sinh vùng kín sai cách. Vì thế, cha mẹ cần hướng dẫn chăm sóc vùng kín tuổi dậy thì cho con mình để tránh những hệ lụy xấu có thể ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ về sau.
Mục lục
Vùng kín thay đổi ra sao khi bạn gái bắt đầu dậy thì?
Tuổi dậy thì là giai đoạn thay đổi sinh lý từ một đứa trẻ trở thành người lớn và có khả năng sinh sản. Quá trình này thường diễn ra khoảng 3 – 5 năm. Ở các bé gái, thời điểm dậy thì bắt đầu sớm hơn bé trai ở vào khoảng 11 -13 tuổi và kết thúc từ 16 – 18 tuổi. Ở giai đoạn này, sự thay đổi ở “vùng kín” khiến nhiều bé không khỏi lo lắng:
- Lông vùng kín xuất hiện, bắt đầu mọc nhiều và dày hơn xung quanh môi âm đạo. Tạo thành hình tam giác ngược.
- Các tuyến mồ hôi và tuyến bã phát triển mạnh làm cho vùng kín thi thoảng có mùi khó chịu và bị viêm lỗ chân lông.
- Bộ phận sinh dục thường xuyên ẩm ướt do tiết nhiều dịch trắng. Âm hộ phát triển hớn hơn, màu sắc bộ phận sinh dục thẫm lại.
- Đặc biệt là sự xuất hiện của kinh nguyệt. Bắt đầu có khả năng thụ thai nếu quan hệ tình dục.
- Hai buồng trứng bắt đầu hoạt động thể hiện bằng hoạt động sinh giao tử và bài tiết hormone sinh dục nữ progesteron.
Tuổi dậy thì, cùng với sự biến đổi về thể chất, vấn đề tâm lý cũng trở nên cực kỳ nhạy cảm. Bé gái thường rất lo lắng và xấu hổ lúc ban đầu. Nếu bé không nhận được sự quan tâm và chia sẻ kịp thời của mẹ sẽ dễ dẫn đến việc vệ sinh vùng kín sai cách.
Chăm vùng kín của bạn gái ở tuổi dậy thì như thế nào mới đúng
Sau đây là hướng dẫn chăm sóc vùng kín cho bé gái tuổi dậy thì. Mẹ có thể tham khảo để chỉ dạy lại cho con em mình:
Chăm sóc vùng kín tuổi dậy thì – Theo dõi vùng kín và chăm sóc lông mu
Trước độ tuổi dậy thì, vùng kín nữ giới hoàn toàn không có sự xuất hiện của lông mu. Đến giai đoạn này, lông mu sẽ phát triển để tạo lớp đệm bảo vệ cho vùng da nhạy cảm ở vùng kín. Nếu không được hướng dẫn vệ sinh vùng kín ở tuổi dậy thì nhiều bạn gái sẽ tự tìm cách cạo bỏ lông mu cho đỡ cảm thấy phiền phức, khó chịu.
Cạo bỏ lông mu là việc cần hết sức cẩn thận. Nếu tự ý dùng dao cạo rất dễ khiến cho da vùng kín bị tổn thương, lông mọc ngược và viêm nang lỗ chân lông. Vì thế, tốt nhất cha mẹ nên đưa con đến cơ sở thẩm mỹ chuyên thực hiện việc này để đảm bảo an toàn.
Chăm sóc vùng kín tuổi dậy thì – Vệ sinh vùng kín bạn gái an toàn, hiệu quả
- Hằng ngày nên rửa sạch vùng kín với dung dịch vệ sinh phù hợp và an toàn.
- Những ngày nguyệt san phải thay băng vệ sinh không quá 4 tiếng mỗi lần. Nên rửa sạch và lau khô vùng kín trước mỗi lần thay băng vệ sinh mới.
- Không sử dụng những loại nước tẩy rửa có chức năng khác để vệ sinh vùng kín tránh làm mất đi cân bằng pH trong âm đạo.
- Khi vùng kín mọc mụn mủ và ngứa ngáy thường xuyên cần đi khám, không tự ý nặn mụn vỡ ra.
- Nếu dùng giấy lau sau khi đi vệ sinh thì lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn đi vào âm đạo.
- Mặc quần lót vừa vặn, chất vải thoáng máng. Tránh mặc quần bó sát và không thấm hút.
Chăm sóc vùng kín tuổi dậy thì – Sử dụng dung dịch vệ sinh đúng cách?
không có quy định nào cho việc bao nhiêu tuổi nên dùng dung dịch vệ sinh. Tuy nhiên, khuyến cáo các bạn gái có thể sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ trong giai đoạn dậy thì. Theo đó, cách sử dụng dung dịch vệ sinh đúng cách đó là:
- Không lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ bởi môi trường âm đạo luôn có cơ chế tự làm sạch. Nếu quá lạm dụng dung dịch vệ sinh, thụt rửa sâu, sửa quá kỹ sẽ vô tình tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi, bảo vệ sự xâm nhập của các mầm bệnh. Dẫn đến các tình trạng khô rát, ngứa ngáy, nhiễm trùng âm đạo.
- Chọn dung dịch vệ sinh phù hợp với độ pH của bé gái, tốt nhất là làm theo chỉ dẫn của bác sĩ phụ khoa để chọn loại thích hợp nhất.
- Để tránh tình trạng âm hộ bị kích ứng, không nên dùng nhiều loại dung dịch vệ sinh cùng lúc hoặc thay đổi liên tục các loại dung dịch vệ sinh khác nhau.
Hi vọng rằng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chia sẻ cùng con gái, em gái hay chính bản thân mình nhé! Do bắt đầu làm quen với sự thay đổi của “cô bé” nên đa phần các bạn gái sẽ không biết đến các dấu hiệu nguy hiểm cho vùng kín. Vì thế phụ huynh cần hướng dẫn con mình theo dõi, nếu có hiện tượng ra dịch trắng nhiều, ngứa ngáy, ra máu ngoài kỳ kinh,… thì cần đến bác sĩ phụ khoa thăm khám ngay.